Vì thiếu kiến thức , người tìm việc bị mắc bẫy

Không chỉ bị giật dây để làm việc phạm pháp, không ít ứng viên còn bị lừa khi nghe chủ doanh nghiệp dụ dỗ góp vốn rồi quỵt nợ. Chị Nguyễn Thị Trang Nhung (29 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) là một điển hình.
Đã một năm nay, tháng nào bà Hoàng Thị Thắm (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cũng khăn gói đến Trại giam Thủ Đức (Z30D, tỉnh Bình Thuận) thăm nuôi con gái. Bà Thắm cho biết P.T.L – con gái bà – thụ án tại trại giam này khi là sinh viên năm cuối ở Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP HCM). Vì tin người, L. trở thành công cụ giúp công ty trục lợi bất chính.

Vào tù vì bị giám đốc lợi dụng

Những năm đầu ĐH, ngoài ngành quản trị kinh doanh thương mại, L. còn dành thời gian học thêm nghiệp vụ kế toán. Như nhiều sinh viên, L. hăng hái ứng tuyển vào một công ty kinh doanh linh kiện điện tử mới mở chi nhánh ở TP HCM và được nhận ngay vào vị trí nhân viên phòng kế toán. Sau thời gian ngắn đi làm, L. đã có tiền mua xe máy. Khi mẹ hỏi, L. giải thích đó là tiền thưởng. Sáu tháng sau, L. bị bắt vì liên quan đến đường dây buôn lậu do giám đốc cầm đầu. L. đã làm nhiều hồ sơ, sổ sách theo sự chỉ đạo của giám đốc mà không biết đó là giấy tờ “ma” nhằm hợp thức hóa số hàng buôn lậu chuyển từ tỉnh Lạng Sơn về tiêu thụ tại TP HCM. “Lúc biết chuyện thì đã quá muộn. Dù không cố ý nhưng con tôi vẫn phải trả giá vì quá tin người” – bà Thắm chua xót nói.

Lao động tìm việc tại ngày hội việc làm ở TP HCM

Tuy không phải lãnh án nhưng anh Hoàng Nhật Nam (27 tuổi, quê ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) vẫn bàng hoàng khi nhắc lại biến cố cách đây 2 năm. Tốt nghiệp ĐH loại giỏi, anh hăm hở xin việc khắp nơi và cuối cùng từ người quen giới thiệu, anh được nhận vào một công ty môi giới bất động sản. Mới vào làm nhưng anh được giám đốc ưu ái giao cho nhiều việc quan trọng như làm hồ sơ, thủ tục mua bán nhà đất, mở sàn giao dịch… Sau 6 tháng, anh được đề bạt lên chức trưởng phòng. Anh Nam luôn nghĩ mình được lên chức vì có năng lực hơn người. Gần một năm sau, giám đốc ôm tiền dự án bỏ trốn. Tất cả giấy tờ, hồ sơ bán căn hộ đều có chữ ký của anh Nam nên nhiều người dân tìm anh đòi nợ. Anh Nam đành phải về quê ở hẳn chứ không dám trở lại TP HCM làm việc.

Ham lợi nên bị lừa

Không chỉ bị giật dây để làm việc phạm pháp, không ít ứng viên còn bị lừa khi nghe chủ doanh nghiệp dụ dỗ góp vốn rồi quỵt nợ. Chị Nguyễn Thị Trang Nhung (29 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) là một điển hình. Vừa vào công ty, chị Nhung đã nghe đồng nghiệp phổ biến chính sách huy động vốn bằng cách vận động nhân viên góp cổ phần. Thấy nhiều người tham gia nên chị cũng hưởng ứng. Chị Nhung nhớ lại: “Nhiều người cho biết hằng tháng được chia lợi nhuận với tỉ lệ cao, tôi ham quá nên vay ngân hàng 300 triệu đồng nộp vào. Vài tháng đầu, công ty thông báo chia cho tôi 20 triệu đồng lợi nhuận hằng tháng nhưng đến cuối năm mới quyết toán. Chưa cầm được đồng nào thì giám đốc đã ôm tiền trốn mất”. Hiện chị Nhung phải làm 2 công việc để kiếm tiền trả nợ.

Anh Tăng Hữu Nam (ngụ quận 12, TP HCM) cũng lao đao khi bị giám đốc công ty đưa vào “tròng”. Không có trình độ, anh xin vào làm bảo vệ của xưởng gỗ quy mô nhỏ ở huyện Hóc Môn, TP HCM. Lấy lý do để nhân viên có thêm thu nhập, bà chủ phát động phong trào góp vốn tiết kiệm (thực ra là chơi hụi). Chỉ sau vài tháng, không chỉ nhân viên trong xưởng mà nhiều người dân cũng tham gia. Anh Nam gom góp hết số tiền tiết kiệm hơn 50 triệu đồng đưa cho chủ xưởng. Anh buồn bã: “Không ngờ sau 6 tháng, chủ xưởng âm thầm bán mặt bằng, máy móc và bỏ đi biệt tích. Do không có bằng chứng nên chúng tôi đành mất tiền oan”.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *