Nơi công sở “cấm kỵ ” nhất những điều gì ?
Đây là một lỗi chung mà con người thường mắc phải. Lý do bạn được tuyển dụng là vì bạn khác với những người khác. Nếu bạn làm việc giống với người khác, ai đó cũng có thể làm được giống như bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ được tuyển dụng.
1. “Đó không phải việc của tôi”
Mọi người đều phải tiếp xúc với những việc không thuộc phạm vi công việc của chúng ta. Vì vậy, nếu ai đó yêu cầu bạn giúp đỡ họ, hãy coi đó là một thử thách để chứng minh khả năng của bạn.”Chấp nhận những thử thách này, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng từ sếp và đồng nghiệp”, Ashish Arora, người sáng lập HR Anexi, chia sẻ.
2. “Đó không phải lỗi của tôi”
Chắc chắc đó không phải lỗi của bạn. Tuy nhiên, nói như vậy sẽ khiến bạn trở thành người có đầu óc nhỏ nhen và thiếu tinh thần đồng đội. Bạn nên gọi đó là “vấn đề” chứ không phải “lỗi”. Thay vì nói bạn không chịu trách nhiệm cho việc đó, bạn hãy chỉ ra nguyên nhân của sự việc. Điều này sẽ giúp bạn chuyển sự chú ý của mọi người vào nguyên nhân của vấn đề và việc cần phải làm để giải quyết vấn đề này. “Nếu bạn phạm phải một sai lầm, hãy dũng cảm chấp nhận thay vì đổ lỗi cho người khác. Các ông chủ thường thích những người có trách nhiệm”, Udit Mittal, người sáng lập của tổ chức quốc tê Unison nhận định.
3. “Tôi sẽ cố gắng”
Bạn chắc chắn sẽ cố gắng nhưng tốt hơn bạn không nên nói như vậy khi nhận một nhiệm vụ mà sếp giao. Nếu bạn không chắc liệu bạn sẽ hoàn thành tốt công việc hay không, bạn nên nói “Cảm ơn. Tôi sẽ để anh nhận thấy công việc tiến triển như thế nào”. Nếu bạn nói một cách cụ thể và tích cực hơn về công việc, người nghe sẽ có ấn tượng tốt hơn về những nỗ lực của bạn. Kể cả khi bạn thất bại, họ sẽ vẫn đánh giá cao sự cố gắng của bạn.
4. “Tôi không thể làm gì khác được”
Câu này có thể có lý nếu bạn nói ra sau mọi cố gắng để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu bạn từ bỏ công việc khi chưa có chút nỗ lực nào, nó sẽ thể hiện bạn là một người thiếu nhiệt huyết.“Nếu sau mọi cố gắng, bạn nghĩ rằng bạn không thể làm tốt hơn thì bạn mới nên nói câu này: “Tôi đã rất cố gắng, nhưng chúng tôi vẫn không thể hoàn thành được công việc vì (lý do) này. Hãy nói cho tôi biết tôi cần làm gì để giải quyết vấn đề”, Arora nói.
10 câu nói “cấm kỵ” nơi công sở – 1
Khi nói rằng “tôi không thể”, điều đó sẽ thể hiện bạn đang từ bỏ mọi cách để hoàn thành công việc (Ảnh minh họa)
5. “Điều đó là không thể”
Không có gì là không thể nếu bạn có nhiệt huyết. Khi nói rằng “tôi không thể”, điều đó sẽ thể hiện bạn đang từ bỏ mọi cách để hoàn thành công việc. Bạn chỉ cần thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
6. “Điều này thật không công bằng”
Bạn đừng nên đóng vai nạn nhân và phàn nàn. Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không công bằng, bạn nên giải thích với mọi người và đưa ra quan điểm của bạn. Ngoài ra, nếu đồng nghiệp của bạn được thăng chức hay khen thưởng còn bạn thì không, bạn không nên nói rằng đó thật không công bằng hay không thể chấp nhận được. Nói như vậy chỉ khiến mọi người cho rằng bạn là một con người không biết cách cư xử và ghen tỵ với người khác.
7. “Tôi đã nói với bạn như vậy”
Bạn hãy giúp họ giải quyết khó khăn thay vì khiến họ phiền lòng hơn. Bạn không bao giờ biết được người bạn cần trong tương lai. Nếu bạn giúp mọi người, đổi lại, mọi người sẽ giúp lại bạn.
8. “Tôi đã làm như anh ấy, tại sao tôi lại không đúng?”
Đây là một lỗi chung mà con người thường mắc phải. Lý do bạn được tuyển dụng là vì bạn khác với những người khác. Nếu bạn làm việc giống với người khác, ai đó cũng có thể làm được giống như bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ được tuyển dụng.
9. “Hãy nghe tôi nói”
Nếu bạn phải yêu cầu người khác lắng nghe những lời bạn nói, dường như bạn không có gì quan trọng để nói. Hãy xua đi sự ồn ào bằng một câu nói như “Tôi có một đề xuất khác”. Chỉ trong vài giây, tiếng ồn sẽ chấm dứt và mọi người sẽ nhìn bạn và chăm chú lắng nghe bạn nói.
10. “Tôi sẽ rời công ty này ngay lập tức”
Với câu nói này, bạn có thể bị sa thải trước khi bạn thực sự muốn rời khỏi công ty đó.
Leave a Reply