Lý do khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay vòng phỏng vấn
Trong phần Thông tin liên quan, bạn có thể đề cập các chứng chỉ khác, các giải thưởng hoặc học bổng… mà bạn đạt được.
Phần 2: Vì sao bạn nên tạo hồ sơ từng bước?
Tạo hồ sơ từng bước theo đúng hướng dẫn của trang VietnamWorks.com sẽ giúp bạn tạo được nhiều từ khóa (keyword) quan trọng mà nhà tuyển dụng (NTD) tìm kiếm. Điều đó sẽ gia tăng cơ hội giúp bạn “lọt vào tầm ngắm” của nhiều NTD.
Bạn cần lưu ý các điểm sau khi tạo hồ sơ từng bước:
Tiêu Đề Hồ Sơ (Bước 1)
Bạn cần ghi rõ vị trí muốn ứng tuyển, ví dụ “Nhân viên Kinh doanh”, ngay ở Tiêu đề hồ sơ (Resume Title). Đừng ghi chung chung là Đơn xin việc, Đơn xin ứng tuyển…
Thông Tin Cá Nhân (Bước 2)
Bạn cần nhập đầy đủ Thông Tin Cá Nhân và Thông Tin Liên Hệ (gồm điện thoại, địa chỉ email…) để NTD liên lạc với bạn dễ dàng.
Lưu ý: Không dùng các địa chỉ email như kelangtu@…, doitoicodon@…, vì NTD sẽ đánh giá bạn là người không nghiêm túc và đánh rớt bạn ngay. Tốt nhất địa chỉ email nên gồm tên thật của bạn như linhtrang@…
Kinh Nghiệm Làm Việc (Bước 3)
Đây là phần quan trọng nhất trong hồ sơ tìm việc. NTD sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc của bạn để đánh giá và tuyển chọn ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy bạn nên:
– Trình bày cụ thể và súc tích các nhiệm vụ chính mà bạn đã và đang đảm trách.
– Nhấn mạnh các thành tích mà bạn đã đạt được.
– Dùng động từ ở thể chủ động (lên kế hoạch, điều phối, phát triển…) để mô tả các hoạt động và thành tích của bạn.
– Đưa thông tin chính xác, tránh phóng đại về nhiệm vụ và thành tích.
Lưu ý: NTD rất dễ “mất kiên nhẫn” với những ứng viên viết “tràn lan đại hải”, không có dấu gạch đầu dòng để phân biệt các ý chính. NTD còn rất “kỵ” những hồ sơ phô trương thái quá. Hãy để chính giá trị của bạn lên tiếng thay vì phóng đại thành tích và nhiệm vụ của mình.
Học Vấn (Bước 4)
Trong phần Thông tin liên quan, bạn có thể đề cập các chứng chỉ khác, các giải thưởng hoặc học bổng… mà bạn đạt được.
Lưu ý: Học vấn có thể là “vũ khí lợi hại” cho bạn trong trường hợp NTD có 2 ứng viên “ngang sức ngang tài”. Khi đó, NTD có thể sẽ thiên về ứng viên có bằng cấp cao hơn.
Công Việc Mong Muốn (Bước 5)
Bạn cần nêu rõ thông tin về công việc mong muốn để giúp NTD quyết định xem liệu bạn có phù hợp với vị trí họ muốn tuyển hay không.
Mức Lương Mong Muốn:
Bạn nên tìm hiểu trước khi đi phỏng vấn để đưa ra mức lương phù hợp vì NTD sẽ bỏ qua hồ sơ của bạn chỉ vì mức lương mong muốn quá cao so với thực tế.
Mục tiêu nghề nghiệp:
Bạn nên diễn đạt gãy gọn và cụ thể mong muốn của mình về vị trí ứng tuyển. NTD muốn biết liệu mục tiêu này có phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn hay không.
Ví dụ: Tôi mong muốn làm việc ở vị trí Trưởng phòng Dịch Vụ khách hàng. Tôi có nhiều kinh nghiệm quản lý và kỹ năng chuyên môn trong ngành dịch vụ khách hàng ở các công ty kinh doanh. Tôi tin mình sẽ đóng góp đáng kể cho sự thành công của quý công ty.
Kỹ năng (Bước 6)
Nếu kỹ năng của bạn không nằm trong danh mục các kỹ năng Ngoại Ngữ, Kỹ Năng Vi Tính, Kỹ Năng “Mềm”…, hãy nhập thông tin này vào mục Kỹ Năng Khác.
Lưu ý: Kỹ năng là yếu tố không kém phần quan trọng so với kinh nghiệm làm việc. Các công ty luôn đánh giá cao ứng viên có kỹ năng làm việc tốt, đặc biệt là kỹ năng “mềm”. Nếu hai hồ sơ có kinh nghiệm/học vấn như nhau thì NTD sẽ ưu tiên cho ứng viên có kỹ năng nổi trội hơn.
Người Tham Khảo (Bước 7)
NTD muốn tìm hiểu năng lực của bạn qua một người khác. Vậy bạn có thể giới thiệu sếp trực tiếp của bạn ở công ty đã/đang làm để làm người tham khảo cho bạn.
Nếu bạn mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm, bạn có thể giới thiệu Thầy/Cô ở trường Đại học/Cao đẳng nơi bạn đã theo học.
Lưu ý: Xem lại hồ sơ là việc cuối cùng mà nhiều ứng viên bỏ quên. Bạn cần nhấp nút Hoàn thành sau khi đã xem và chỉnh sửa lại hồ sơ để tránh các sai sót không đáng có. Nếu không hồ sơ của bạn vẫn chưa hoàn tất và không được duyệt để đăng online.
Leave a Reply