10 cách để chiến thắng stress và mỏi mệt bạn nên tham khảo
Cho một muỗng trà hương thảo mộc vào tách nước nóng. Hãm 2 phút, vừa uống vừa hít hơi trà thoát ra.
1. Tìm cách “xả van”
Hãy ngồi xuống một góc thanh vắng, hát khe khẽ hoặc hòa mình vào những bài nhạc vui tươi, hát theo thật lớn. Một tiếng thở dài thật là… dài và ồn ào, hay một tiếng rên sâu sắc cũng cất bớt gánh nặng của những suy nghĩ tiêu cực.
2. Bài tập giải phóng stress
Đứng thẳng, hai bàn tay chắp vào nhau, để vòng sau lưng, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Từ từ đưa tay lên, càng đưa lên cao càng tốt trong chừng mực bạn còn cảm thấy thoải mái. Cúi người xuống từ phần thắt lưng, giữ cho đầu thẳng hàng với lưng. Hít sâu và thở ra trong lúc bạn từ từ đứng thẳng người lên.
3. Xoa bóp vùng mặt
Dùng hai ngón trỏ và ngón cái, véo dọc phần xương gờ quanh đôi mắt, bắt đầu từ góc trong của mắt, tiến dần ra góc ngoài của mắt, và hướng lên trên dọc theo lông mày. Sau đó, dùng các ngón giữa để xoa theo hình tròn chiều kim đồng hồ tại vùng giữa cằm, góc miệng và nhân trung của môi trên. Hoàn tất bằng động tác xoa vào thái dương.
4. Uống trà hương thảo mộc
Cho một muỗng trà hương thảo mộc vào tách nước nóng. Hãm 2 phút, vừa uống vừa hít hơi trà thoát ra.
Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu thiên nhiên nhất để chống trầm cảm.
5. Tạo nguồn sinh khí mới
Vượt qua cơn mệt mỏi, uể oải vào lúc 3 giờ chiều bằng một loại nước xịt thơm cho cơ thể. Trộn mỗi thứ 4 giọt tinh dầu cam, bưởi, chanh trong chai xịt dung tích 125ml, chế thêm nước mát vào. Xịt nhẹ nhàng lên mặt và cơ thể. Hít vào trong lúc xịt.
6. Vỗ ấn huyệt
Vỗ nhẹ vào những huyệt đạo trên cơ thể giúp giải phóng sự tắc ứ năng lượng tiêu cực. Trước tiên, vỗ nhanh tay theo hướng lên và xuống từ vùng gáy cổ đến đỉnh đầu bằng các ngón tay. Sau đó, dùng khớp đốt ngón tay, gõ nhịp nhàng lên phần giữa ngực theo nhịp tiết tấu: 1 gõ mạnh kèm theo 2 gõ nhẹ hơn.
7. Tự phỏng vấn bản thân
Nếu như bạn có khuynh hướng lo lắng sợ hãi và liên tưởng đến những điều xấu xa nhất có thể xảy ra, thì tờ giấy với cây viết có thể là bài thuốc chữa trị và bộc lộ bản thân bạn. Hãy hoàn tất câu sau: “Điều mà tôi lo lắng nhất là…”. Xem lại câu trả lời và tự vấn: Bạn có bằng cớ gì để chứng tỏ rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra? Có phương cách nào khác để tiếp cận tình huống không?
Giờ đây bạn hãy viết một lối mở tương tự, nhưng hoàn tất nó bằng cách giải quyết khác. Bằng cách xem xét tình hình một cách hợp lý như vậy, những câu hỏi này giúp ngăn ngừa tình trạng bạn biến mọi thứ thành thảm họa treo lơ lửng trước mắt.
8. Hãy biết lượng sức mình
Đừng cố gồng mình đảm nhận mọi trách nhiệm mà bạn được yêu cầu. Thay vào đó, hãy canh gác, bảo vệ thời gian và năng lượng của bạn. Bạn sẽ làm việc tốt nhất khi năng lực được tập trung cao độ. Năng lực càng bị phân tán, bạn càng tụt dốc về tính hiệu quả công việc. Khi áp lực phải làm quá nhiều việc trở nên quá tải, hãy biết nói câu: “Cần ngưng lại ngay!” với bản thân. Sau đó hãy hít vào, “nín thở” trong thời gian đếm từ 1 đến 10. Rồi thở ra.
9. Hạ nhiệt thông qua hơi thở
Kỹ thuật “hơi thở mát” này giúp hóa giải tác động gây stress của hơi thở cạn: Nhắm mắt lại và uốn lưỡi lại thành hình chiếc ống dài, để đầu chiếc ống hơi thò ra ngoài miệng một chút. Hít vào thật sâu và từ từ thông qua những khe hở của lưỡi. Thở ra cũng tương tự như vậy. Tiếp tục trong vòng 2 phút.
10. Hãy tìm một điểm tĩnh tại
Các chuyên gia về “tẩm quất” xương sống tin rằng bạn có thể tạo ra một điểm tĩnh tại trong dòng chất dịch chạy qua cột sống, giúp tạm thời ngưng lại phản ứng stress. Muốn tìm điểm tĩnh tại hãy xếp 2 quả banh tennis vào một chiếc vớ, cột đầu vớ sao cho hai quả bóng xếp vừa cạnh nhau.
Nằm trên sàn nhà. Chú ý đến điểm mà đầu bạn tiếp xúc với mặt đất. Đặt chiếc vớ giữa đầu và sàn nhà ngay tại điểm này. Hơi giãn hai quả banh ra một chút, để chúng tạo đủ áp lực để cân bằng đầu. Nghỉ ngơi trong 2 phút
Leave a Reply